GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 50
Số lượt truy cập: 18722119
QUẢNG CÁO
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG NHÀ TRƯỜNG 10/17/2019 2:02:38 PM
Kính Thưa: Ban giám hiệu nhà trường, kính thưa các Thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến!

tai nan thuong tich.jpg

Tuần vừa qua trường chúng ta gặp phải một sự cố quan trọng đó là có 1 em học sinh ở lớp 7A (em Hà Giang) đi học sớm , chơi đùa với bạn và đã bị tai nạn đó là bị kính rơi vào tay dẫn đến bị đứt 1 sợi gân (sợi mạch máu ở cánh tay phải), đứt 1 sợi dây thần kinh. Sự việc đó làm ảnh hưởng sức khỏe của em rất lớn. đó là vừa mất máu, vừa phải nối gân, nối dây thần kinh ở bệnh viện Huế, làm ảnh hưởng đến tiền bạc kinh tế của cha mẹ, ảnh hưởng đến thi đua của nhà trường, làm Thầy Cô, gia đình hết sức lo lắng . Tuy sự việc xảy ra như vậy nhưng các em vẫn chưa thực sự hiểu hết tầm quan trọng của những nguy hiểm mà tai nạn thương tích gây ra. Và tai nạn này chỉ là một phần nhỏ trong những tai nạn thương tích hàng ngày chúng ta gặp phải.

Hôm nay cô sẽ nói rõ hơn về những tai nạn thương tích hàng ngày sẽ xảy ra với chúng ta và cách phòng tránh.

 Tai nan thương tích thực sự đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, nó đã để lại hậu quả nặng nề về cho gia đình và xã hội. Tai nạn thương tích (TNTT) rất dễ xảy ra vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức,kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn . Theo thống kê trong những năm qua một số nguy cơ TNTT như đuối nước, tai nạn giao thông, …có chiều hướng gia tăng .

I.         PHÂN LOẠI :

Có hai nhóm lớn là: TNTT có chủ định và TNTT không chủ định

   1. Tai nạn thương tích có chủ định: Là những TNTT gây nên do có sự chú ý, (cố ý)  của người bị TNTT hay của cả những người khác.

 Ví dụ: TNTT do tự tử, giết người, bạo lực nhóm (chiến tranh)  đánh nhau, xô đẩy nhau, đùa nghịch nhau, …Tai nạn thương tích vừa qua là tai nạn có chủ định.

  2. Tai nạn thương tích không chủ định:  Là những tai nạn gây nên do sự không chú ý của những người bị TNTT.

  Ví dụ: TNTT do giao thông, đuối nước, ngã, ngộ độc thức ăn, cháy bỏng….

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH:

 Rất nhiều thương tích nghiêm trọng tại trường có thể phòng tránh được nếu Giáo viên, cha mẹ học sinh và các em có ý thức và thực hiện tố các biện pháp phòng ngừa.

  - Phòng ngã:

  +  Không chạy nhảy, đùa nghịch; không gây gỗ đánh nhau; không mang đến trường những vật sắc, nhọn  nguy hiểm như: dao, súng cao su…..

- Phòng bị chảy máu: Phải mặc dép. Bất cứ lúc nào cũng luôn có đôi dép ở chân mình , không trèo hàng rào, không đến những bụi cây tối, không tới những góc mà khuôn viên nhà trường chưa lát đá hoa ( có những bạn thường xuyên giẫm phải đinh và mảnh thủy tinh phải đến băng bó ở phòng y tế)

- Ví dụ 1 : có 1 bạn bị giẫm phải đinh thì phải báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm, nhân viên y tế, phụ huynh để kịp thời đến bệnh viện  tiêm phòng uốn ván trong vòng 72 giờ .

- Kĩ năng xử lý khi bị giẫm phải đinh:  rút đinh ra , rửa  vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối loãng ..

- Ví dụ 2: Trường hợp bị chảy máu nhiều: Cầm máu bằng cách dùng các ngón tay và lòng bàn tay nén chặt vết thương ít nhất 10 phút để máu đông lại.

 - Phòng tránh tai nạn giao thông:

   + Thực hiện  tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy….

   +  Đi chậm , đội mũ bảo hiểm ( các em đội mủ bảo hiểm để làm gì? - Để bảo vệ cái đầu, bộ não ) có những em có mũ bảo hiểm nhưng không đội, bỏ ở giỏ xe..

   + Không tụ tập trước cổng trường…..

+ Tuyên truyền phụ huynh không đi xe máy trong sân trường. Để xe ngoài cổng khi có việc vào ở trường.

 - Phòng tránh bỏng:

  + Phòng thí nghiệm phải có nội quy, hướng dẫn an toàn hóa chất, an toàn điện….

- Kĩ năng khi bị bỏng : làm nguội vết thương bằng nước mát sạch (ngâm vết bỏng vào nước mát sạch, làm mát 20 phút),

- Dùng thuốc giảm đau nếu cần.

 - Phòng tránh đuối nước:

   + Tìm hiểu luật đường thủy; Không tắm sông, ao, hồ.. khi đi qua sông đi đò phải mặc áo phao cứu sinh. Phải học cách bơi có người hướng dẫn…

+Tất cả các em đều phải đăng ký học bơi 100 phần trăm.

 - Phòng tránh điện giật:

   + Thực hiện an toàn để đảm bảo.

 - Phòng tránh ngộ độc thức ăn: Phải ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi

   + Không ăn quà, thức ăn (cá nốc, nấm độc…)  chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….

Cuối cùng Cô mong rằng qua bài tuyên truyền hôm nay các em sẽ không còn gây gỗ đánh nhau, đùa nghich để gây ra những tai nạn thương tích khó lường nũa, thực hiện tốt an toàn giao thông, thực hiện tốt các nội quy quy định của nhà trường, Cô xin kính chúc các Thầy giáo cô giáo cùng các em súc khỏe. tuần mới làm việc thật nhiều may mắn hiệu quả.

Nguyễn Thị Hậu
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Lê Quốc Liệu
Lê Quốc Liệu
Phạm Thị Vương
Phạm Thị Vương
Võ Thị Dương
Võ Thị Dương
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS XUÂN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882852 * Email: thcsxuanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com