GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 14
Số lượt truy cập: 17585454
QUẢNG CÁO
PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM 4/23/2024 2:59:49 PM
Thời gian vừa qua, tình trạng học sinh bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước: …Đuối nước đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng được dư luận quan tâm.

Kính thưa:   Quý thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

 

Thời gian vừa qua, tình trạng học sinh bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước: …Đuối nước đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng được dư luận quan tâm.

 dn.jpg


Hôm nay bộ phận y tế trường xin cung cấp cho quý thầy cô và các em học sinh một số thông tin cơ bản về Đuối nước và cách phòng chống như sau:

 

1. Nguyên nhân gây đuối nước:

- Nguyên nhân đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn.

- Ngoài ra, môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước... không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người... đã để lại các hố ao sâu gây nguy hiểm như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… không có hàng rào cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước.

- Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi,...

2. Phòng tránh tai nạn đuối nước:

- Tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông suối … trong khi không biết bơi. Không nên đi lại, chơi gần những nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng… không có nắp đậy. Các hố ao sâu gây nguy hiểm cho trẻ em như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… cần phải tránh xa.

- Trẻ em tắm bể bơi, tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ hoặc người lớn đi cùng để trông coi.

3. Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước:

- Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao có buộc dây thừng... và kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn. Có thể ném một sợi dây dai, chắc... từ bờ để nạn nhân túm lấy được dây thừng và kéo nạn nhân vào bờ, hoặc cùng với mọi người vớt nạn nhân lên…

- Đưa nạn nhân lên chỗ khô ráo và đặt nạn nhân nằm sao cho phần đầu thấp hơn rồi tiến hành sơ cấp cứu.

- Nếu người nạn nhân còn tnh, vậy chúng ta không cần sơ cấp cứu mà lập tức chuyển nạn nhân sang tư thế hồi sức. Đồng thời gọi điện thoại cho cấp cứu hoặc người thân để đưa nạn nhân đến cơ s y tế gần nhất để nạn nhân được an toàn chứ không đưa nạn nhân về nhà ngay.

- Nếu nạn nhân bất tỉnh thì tiến hành kiểm tra  mạch cho nạn nhân.

Có 2 cách tốt nhất để thực hiện kiểm tra mạch cho nạn nhân đó là Động mạch Cảnh và Động mạch Quay.

+ Động Mạch Cảnh:

Để kiểm tra động mạch cảnh chúng ta dùng 2 ngón tay ( ngón trõ và ngón giữa ) đưa lên vị trí yết hầu và đẩy sang trái hoặc phải khoản 1 đốt ngón tay và cạnh trên ngón tay ápt vào phía dưới xương hàm thì đó là vị trí Động Mạch Cảnh. => Nếu như nạn nhân bị tai nạn có chảy máu ở đầu nhiều thì lập tức cầm máu cho nận nhân , vì khi máu chảy nhiều dẫn đến việc kiểm tra Động mạch Cảnh sẽ không chính xác nên cần kiểm tra Động mạch Quay.

+ Động Mạch Quay:

Để kiểm tra Động mạch Quay chúng ta rà ngón tay dọc theo ngón tay cái  đến cổ tay và đặt 3 ngón tay hướng vào trong cổ tay nạn nhân 1 đốt ngón tay đó là vị trí xem Động mạch Quay. Động tác ấn tay từ nhẹ đến mạnh để kiểm tra mạch đập hay đã ngừng.

Sau khi kiểm tra Mạch.

- Nếu mạch nạn nhân còn đập thì chúng ta lập tức chuyển nạn nhân sang nằm tư thế hồi sức và gọi điện tìm cách đưa nạn nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để được an toàn chứ không nên đưa về nhà.

- Nếu mạch nạn nhân không còn đập thì chúng ta chuyển sang bước ép tim ngoài lồng ngực.

* ÉP TIM

Trước khi ép tim chúng ta cần xác định vị trí tim:

+ Đối với Nam Giới và Trẻ Em chúng ta dùng phương pháp chữ thập: Chúng ta dùng tay kẻ một đường thẳng từ yết hầu đến rốn và kẻ một đường ngang từ đỉnh ngực bên này sang đỉnh ngực bên kia. Nơi giao nhau giữa 2 đường thẳng đó là vị trí Tim của người Nam Giới và Trẻ Em.

+ Đối với Phụ Nữ trưởng thành và sau sinh chúng ta dùng phương pháp chữ thập này nó không được chính xác. Cho nên chúng ta dùng phương pháp 1/3 xương lồng ngực : ta vẫn kẻ 1 đường thẳng từ vị trí xương quai xanh và yết hầu xuống vị trí cuối xương ức ( xương chấn thủy ), ta chia làm 3 phần bằng nhau. Và vị trí 1/3 đầu tiên tính từ dưới lên đó là vị trí ép tim của người phụ nữ.

* Kỹ thuật ép tim:

Sau khi xác định được vị trí Tim ta tiến hành ép tim.

          Đầu tiên tư thế: chúng ta đứng hoặc quỳ giữa và vuông góc với nạn nhân,( tùy theo vị trí nạn nhân nằm ). Tay không thuận ta đặt phía dưới, tay thuận đặt phía trên và các ngón tay đan vào nhau, tư thế hai cánh tay luôn luôn thẳng.

          Lực ép tim: chúng ta dùng lực của b vai không dùng lực của cánh tay, vì dùng lực của b vai mới đủ mạnh để đem lại hiệu quả cho việc ép tim. Lực đảm bảo sâu từ 4 – 6 cm, với tốc độ từ 100 – 120 nhịp trên 1 phút tương đương với 2 nhịp trên 1 giây. Và ta thực hiện ép tim 30 nhịp cho 1 chu kỳ. Sau khi thực hiện đủ 30 nhịp chúng ta chuyển sang động tác khai thông đường thở.

            * KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỞ

Để khai thông đường thở chúng ta dùng tay nâng nhẹ cằm nạn nhân lên  và mở miệng nạn nhân ra kiểm tra xem có những dị vật, hay thức ăn có trong miệng không thì lấy hết ra để khai thông cổ họng rồi mới tiến hành thổi ngạt.

   * HÔ HẤP

Sau khi đã khai thông đường thở xong chúng ta tiến hành hà hơi thổi ngạt.

Trong quá trình thực hiện hô hấp tốt nhất chúng ta lấy hơi bằng miệng chứ không lấy hơi bằng mũi. Vì theo nguyên lí cơ chế của con người chúng ta: hít vào khí Oxi và thở ra khí Cacbonic, do vậy nếu chúng ta hít vào bằng mũi thì lượng Oxi đi vào cơ thể qua phổi sẽ bị trung hòa hấp thụ hết cho nên khi thổi ra chỉ có khí Cacbonic mà thôi.

Vì vậy bắt buộc chúng ta phải lấy hơi bằng miệng để Oxi được bảo tồn, mới giúp nạn nhân nhận được 1 lượng % lớn Oxi vào phổi.

+ Đối với nạn nhân bị đuối nước chúng ta dùng miệng áp miệng, còn các trường hợp khác chúng ta có thể dùng phương pháp miệng áp mũi.

+ Khi thổi ngạt miệng áp miệng ta cần dùng ngón tay để bịt mũi nạn nhân và hít thật sâu và nhanh thổi ra thật mạnh và lâu. Khi thổi gần hết hơi chúng ta cần thả tay bịt mũi ra, nhằm mục đích tạo ra một dòng không khí đi ngang qua phổi để kích thích các nan phổi phục hồi và hoạt động hô hấp trở lại.

Sau khi thực hiện hà hơi thổi ngạt 2 lần, ta tiếp tục ép tim 30 nhịp .

Và ta thực hiện liên tục vừa ép tim vừa hô hấp từ 3 đến 5 chu kỳ,( tùy theo trạng thái hồi phục của nạn nhân ). Khi thực hiện đủ 5 chu kỳ chúng ta cần kiểm tra lại mạch cho nạn nhân. Nếu nạn nhân chưa có mạch thì chúng ta tiếp tục thực hiện nhiều lần như vậy cho đến khi mạch đập trở lại.

Lưu ý: Trong quá trình ép tim chúng ta luôn luôn quan sát xem ngũ quan của người nạn nhân đã có phản ứng dấu hiệu hồi tỉnh chưa? VD: chân tay cử động, mắt mở lim dim, da d và môi hồng hào .... Thì lập tức ngưng ép tim và kiểm tra mạch lại cho nạn nhân. Và chuyển nạn nhân nằm sang tư thế  hồi sức .

·         TƯ THẾ HỒI SỨC :

Chúng ta duỗi thẳng tay phải và gấp ngửa bàn tay dưới đầu nạn nhân, tay trái gấp và ngửa bàn tay và áp vào má phải của nạn nhân, chân trái của nạn nhân gấp lại 45 độ. Sau đó ta đặt 1 tay vào hông trái, 1 tay vào vai của nạn nhân. Rồi từ từ đưa nạn nhân sang tư thế nằm nghiêng về phía bên phải.

Mục đích:

+ Thứ 1 là làm cho 1 bên lá phổi của người nạn nhân cao hơn miệng giúp nước bẩn trong phổi từ từ chảy ra ( Vì nạn nhân khi bị đuối nước sẽ bị uống 1 lượng nước bẩn vào phổi )

+ Thứ 2: tư thế gấp chân giúp máu không xuống chân để ưu tiên máu dồn lên cung cấp nuôi não, giúp hạn chế dẫn đến nạn nhân bị chết não.

Lưu ý:  lúc này nạn nhân sẽ bị lạnh vì ngâm trong nước lâu, thì cần cởi bỏ quần áo ướt ra và dùng đồ ủ ấm cho nạn nhân. Sau đó tìm cách đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo cho nạn nhân được phục hồi hoàn toàn, chứ không nên đưa nạn nhân về nhà ngay.

Vừa rồi bộ phận y tế trường đã hướng dẫn cho quý thầy cô giáo và các em học sinh cách phòng tránh và xử trí tai nạn đuối nước của Viện Khoa Học An Toàn Việt Nam.

Nhân viên y tế: Nguyễn Thị Hậu
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Lê Quốc Liệu
Lê Quốc Liệu
Phạm Thị Vương
Phạm Thị Vương
Võ Thị Dương
Võ Thị Dương
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS XUÂN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882852 * Email: thcsxuanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com