GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 193
Số lượt truy cập: 18728501
QUẢNG CÁO
TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI TRONG VIỆC BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC 6/30/2020 8:29:07 AM
Đa dạng sinh học (Biodiversity) là một khái niệm nói lên sự phong phú về nguồn gen, loại sinh vật trong hệ sinh thái và các hệ sinh thái trong tự nhiên. Trong một hệ sinh thái môi trường, số lượng các giống, các loài càng nhiều, tức là các hệ gen càng nhiều thì tính đa dạng sinh học càng cao. Một hệ sinh thái nào đó tuy có số lượng cá thể rất đông nhưng nguồn gen rất ít thì đa dạng sinh học rất thấp.

dadangsh.jpg

Đa dạng sinh học và hệ sinh thái có vai trò hết sức to lớn đóng vai trò quan trọng trong duy trì sự sống, cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là các dịch vụ điều tiết và hỗ trợ, giúp con người thích ứng với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai.

Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó loài người.

Sự đa dạng sinh học cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, chế biến lâm sản như mía đường, bông vải, chè, cây lấy sợi, hạt điều,… Các sản phẩm từ động vật, cá và thực vật được dùng làm thuốc, đồ trang sức và những vật dụng cần thiết khác. Những vườn sinh học được thành lập với rất nhiều loài hoang dã tạo vẻ đẹp phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của con người.
          Đa dạng sinh học đảm bảo cơ sở cho an ninh lương thực và phát triển bền vững của đất nước, đảm bảo nhu cầu về ăn, mặc của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

         Về mặt sinh thái, đa dạng sinh học còn có vai trò trong bảo vệ tài nguyên đất và nước, góp phần điều hòa khí hậu.

         Các quần xã thực vật giúp tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá, điều hòa thành phần khí ôxi và cácbônic trong không khí qua quá trình quang hợp, giúp giảm nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt cũng như duy trì được chất lượng nước ngầm. Các rạn san hô và thảm thực vật ven biển hỗ trợ chắn sóng và bảo vệ bờ biển,…. Các quần xã sinh vật, đặc biệt là các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp thụ và phân hủy các chất thải trong tự nhiên.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn đa dạng sinh học cao trên thế giới tuy nhiên sự đa dạng sinh học đang có nguy cơ bị suy giảm dưới mức an toàn do nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất: Sự suy giảm và mất đi nơi sinh cư của sinh vật

Nơi sinh cư của sinh vật dần trở nên thiếu hụt và suy giảm chủ yếu là do những hoạt động của con người chính là nguyên nhân mất đi sự đa dạng động thực vật và gây nên những yếu tố tự nhiên, trong đó các hoạt động của con người có thể kể đến như chuyển đối đất sử dụng, đốt rừng làm rẫy hay khai thác thủy hải sản quá mức với xu hướng gia tăng từ đó cũng bùng phát dịch bệnh hay động đất và cả cháy rừng tự nhiên.

Thứ hai: Sự khai thác quá mức

Mặc dù Việt Nam ta sở hữu nguồn đa dạng sinh học ở mức cao nhưng chính bởi những hoạt động khai thác quá mức được xem là nguyên nhân sự cạn kiện đặc biệt là đối với những tài nguyên thủy hải sản ven bờ, bên cạnh đó có tồn tại một số phương pháp khai thác và tận thu mang tính hủy diệt gây ảnh hưởng đến giống nòi của các loài sinh vật như nổ mìn hay sử dụng hóa chất.

Thứ ba: Ô nhiễm môi trường

Khí thải công nghiệp thải ra từ các nhà máy, những chất thải đô thị, rác thải sinh hoạt đặc biệt là rác thải nhựa đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của những sinh vật động vật.

Tình trạng ô nhiễm dầu xảy ra tập trung chủ yếu ở các vùng nước cửa sông ven bờ hay những hoạt động tàu thuyền lớn là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm sinh học ảnh hưởng trực tiếp đến các loài sinh vật bao gồm thực vật và động vật biển.

          Thực tiễn cho thấy nếu thay đổi tính đa dạng sinh học. Vậy cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?

Trên thực tế Việt Nam đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học Việt Nam như:

- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn

- Bảo vệ tối đa sự hoang dã của khu bảo tồn, vườn quốc gia

- Giữ gìn vùng triền biển ở trạng thái tự nhiên

- Bảo tồn các khu đất ngập nước

          - Bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu dân cư

- Tạo sự thuận lợi phát triển sinh học đồng ruộng

- Bảo vệ tốt rặng san hô và thảm cỏ biển

- Trồng nhiều loại cây tốt hơn 1 loại cây

- Trồng cây dọc kênh, mương, ao, hồ

- Xây dựng vành đai xanh quanh khu vực đô thị, làng bản

- Sản xuất nông nghiệp theo mô hình VAC

- Canh tác ruộng bậc thang ở nơi đất dốc

- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp vùng cửa sông

- Kiểm soát chặt chẽ cây con biến đổi gen

- Tổ chức tốt các hoạt động du lịch không săn bắn và gây hại cho môi trường

Bảo vệ sự sống của các loài sinh vật cũng chính là bảo vệ sự sống của chúng ta vì vậy mỗi người cần chung tay bảo vệ sự đa dạng sinh học bằng những việc làm cụ thể như:

Chúng ta cần phải nâng cao tinh thần tự giác, nghiêm túc thực hiện theo những quy định của nhà nước

Hưởng ứng các hoạt động như “Ngày chủ nhật xanh”, “Giờ trái đất” “ Ngày Đa dạng sinh học” “Ngày môi trường”,… Hay bằng những việc làm cụ thể như:

- Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở

- Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi

- Hạn chế sử dụng túi nilon - Nói không với rác thải nhựa:

         Phải mất hàng trăm năm túi nilon mới có thể phân hủy, hơn nữa quy trình sản xuất túi nilon cũng cần sử dụng lượng lớn nguyên liệu dầu khí, phẩm màu và các hóa chất nên rất có hại cho môi trường. Do vậy để bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế sử dụng túi nilon là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Chúng ta có thể sử dụng giấy báo, các nguyên liệu tự nhiên như lá chuối để gói đồ, đựng đồ hay các loại túi tự phân hủy, túi vải sử dụng nhiều lần cũng rất tốt, hoặc hãy mang theo một chiếc hộp đựng thức ăn nhỏ xinh mỗi khi mua đồ ăn sáng.

- Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt:

Việc tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt cũng là việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường bảo vệ đa dạng sinh học.

Đối với nguồn nước: Không xả nước bừa bãi, chỉ sử dụng lượng nước vừa đủ cho các hoạt động vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân và chú ý khóa vòi nước sau mỗi lần sử dụng.

Đối với nguồn điện: Tại trường, tắt điện phòng học trong những tiết thể dục ngoài trời, khi tan học nên tắt tất cả các bóng điện trước khi ra về. Tại nhà, chỉ bật điện ở những khu vực cần thiết, tắt điện trong nhà tắm và WC khi đã sử dụng xong, tắt tivi và các thiết bị sử kết nối với nguồn điện khi không còn sử dụng …

- Tích cực trồng cây xanh:

Tham gia trồng cây, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường học và nhà ở. Tham gia thêm các hoạt động trồng cây gây rừng mang tính cộng đồng để hạn chế và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương, cũng như trên toàn quốc.

- Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường

Tham gia các cuộc thi liên quan đến bảo vệ môi trường và động vật hoang dã do nhà trường tổ chức để trang bị thêm kiến thức hay tham gia vào các câu lạc bộ, các tổ chức bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái mang quy mô lớn hơn.

- Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trườn như: Bẻ cây, chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh, buôn bán động vật hoang dã …


GV: Đỗ Thùy Hương
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Lê Quốc Liệu
Lê Quốc Liệu
Phạm Thị Vương
Phạm Thị Vương
Võ Thị Dương
Võ Thị Dương
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS XUÂN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882852 * Email: thcsxuanthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com