Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!
Để tiến tới kỉ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10 cô xin trân trọng giới thiệu tới các em học sinh cùng tất cả các thầy cô giáo cuốn sách “Xuân Quỳnh Thơ và Đời” Sưu tầm và tuyển chọn Vân Long. Cuốn sách gồm có 246 trang, được XB vào năm 1998.
Xuân Quỳnh- một đời thơ, một đời người
Xuân Quỳnh (1942-1988) là nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ sinh ra ở thập kỉ 40 và “ra ràng” với những tác phẩm thơ trẻ ở thập kỉ 60.
Tựa như “những mạch nước
ngầm sôi sục”, họ thầm lặng dồn sức lực cho một cuộc cách tân thơ trong giai
đoạn mới. Trên thực tế, những sáng tạo và cống hiến của các nhà thơ thuộc thế
hệ những năm 60 này là không thể phủ nhận. Đã xuất hiện những tài năng thơ thực
thụ mà Xuân Quỳnh không phải là gương mặt duy nhất. Đã có những tác phẩm thơ ưu
tú.
Xuân Quỳnh, một cô gái mồ
côi nghèo khổ: lớn lên giữa một thời kì đất nước phải đương đầu với vô vàn khó
khăn về kinh tế, về chiến tranh… Nhưng Xuân Quỳnh, khác nào một cây xương rồng
kiên cường và kì diệu trên sa mạc, đã vắt kiệt sức mình để nở những bông hoa
quý cho cuộc đời.
Cũng giống như hầu hết nữ
sĩ Đông Tây Kim Cổ, Xuân Quỳnh làm thơ cốt để diễn tả cuộc sống của chính mình
về tất cả mọi phương diện: những khát khao, những tình cảm, những suy nghĩ, và
“sự sống” của một người phụ nữ. Vì lẽ đó hầu hết thơ của chị đều là thơ trữ
tình. Đất nước, thiên nhiên, thời đại đều được phản ánh vào thơ chị thông qua
cái lăng kính trữ tình đó. Thơ Xuân Quỳnh khác nào một cuốn nhật kí bở ngở. Chính
vì vậy mà thơ chị được đông đảo quần chúng- nam, nữ, phụ lão nâng niu và nồng
nhiệt đón nhận. Họ bị thu hút bởi những gì rất “Hồ Xuân Hương” nơi chị: Một
người phụ nữ xinh đẹp, chân chất, đôn hậu, rất mực yêu đời nhưng cũng rất mực
sắc sảo và “đáo để”
Xuân Quỳnh là mẫu phụ nữ
viên mãn cả về tình cảm lẫn trí tuệ. Và không chỉ thế, chị còn là mẫu mực của
người phụ nữ đức hạnh
Với bản chất thông minh,
với trí tuệ phát triển Xuân Quỳnh đã ứng xử và giải quyết mọi vấn đề phức tạp
mà cuộc sống đặt ra. Chị đã định hướng dứt khoát cho con đường sự nghiệp của
mình: đó là nghiệp thơ. Chị quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân mà chị biết là mình
đã lầm. Chị quyết định xây dựng tình yêu và hôn nhân với “chú đại bàng non trẻ”
đó là Lưu Quang Vũ.
Với những dòng thơ sau
đây, Xuân Quỳnh thổ lộ tâm tư nhưng chính là để tự khẳng định mình trước người
chồng của mình.
“Em trở về đúng nghĩa trái
tim em
Biết khao khát những điều
anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều
nhận thức
Biết yêu anh và biết được
anh yêu”
Giàu trí tuệ, nên cũng như
Hồ Xuân Hương xưa kia, Xuân Quỳnh đã đóng vai trò tham mưu đắc lực, đã san sẻ
“cái khôn” cho chị em cùng giới, để đối đáp và xử sự với phái mày râu:
“Những cái chính chúng ta
thường chả nói
Mà bọn con gái mình hay
nói xấu nhau
Bọn con trai nghe lỏm đôi
câu…
Họ khinh chúng ta và lời
cửa miệng:
“Chuyện đàn bà”
Xuân Quỳnh nhận thức được
tính bi kịch vĩnh cửu của cuộc sống: đó là sự ngắn ngủi của đời người. Hình như
chị còn liên tưởng được số phận của mình: rất có thể Xuân Quỳnh- đóa hoa quỳnh
mùa xuân- sẽ chỉ nở và tỏa hương được vài giờ trong đêm tối rồi tàn lụi. Bởi
thế, chị đã sống hối hả, nồng cháy, sống hết mình với cuộc đời, với thơ và tình
yêu, với hạnh phúc và gia đình, như sợ tất cả những điều quá ư tốt đẹp ấy sẽ
vụt qua như ánh chớp:
“Chi chút thời gian từng
phút từng giờ
Như kẻ khó tính từng hào
keo kiệt
Tôi biết chắc mùa xuân rồi
cũng hết
Hôm nay non mai có sẽ
già…”
Ngoài đạo đức cao quý và
tình cảm sâu sắc, chính trí tuệ sáng suốt, lành mạnh là sức mạnh thần kì đã
nâng đỡ Xuân Quỳnh trong những bước khó khăn, giúp chi tồn tại, chịu đựng được
cả những chà xát của cuộc sống trần gian, làm cho tài năng của chị thăng hoa.
Xuân Quỳnh là người vượt qua tất cả để hướng về phía hạnh phúc chói lọi và
tuyệt vời của tình yêu và sự nghiệp. Chị cũng là người biết giữ gìn và biết tận
hưởng hạnh phúc cuộc sống ở mức tối đa có thể được hưởng. Xuân Quỳnh chính là
đỉnh cao của những con người “nhân bản chủ nghĩa” thời hiện đại.
“Thơ tình tôi viết cho tôi
Qua cay đắng với buồn vui
đã nhiều
Vẫn còn nguyên vẹn niềm
yêu
Như cây tứ quý đất nghèo
nở hoa”
Mãng thơ đặc sắc nhất của
Xuân Quỳnh chính là mảng thơ về tình yêu. Điều gì đã làm nên sự đặc sắc ấy?
Trước hết vì Xuân Quỳnh có
một “nhân bản yêu đương” cực kì mãnh liệt, là một người con gái có thể “sống
chết vì tình”. Dạng phụ nữ như Xuân Quỳnh, đã từng được như thi hào Nguyễn Du
mô tả:
“Thúy Kiều sắc sảo khôn
ngoan
Vô duyên là phận hồng nhan
đã đành,
Lại mang lấy một trữ tình
Khư khư mình buộc lấy mình
vào trong.
Vậy nên những chốn thong
dong
ở không yên ổn, ngồi không
vững vàng,
ma dẫn lối, quỷ đưa đường
lại tìm những chốn đoạn
trường mà đi…”
Xuân Quỳnh là người hành
động nên chị nhất định không chấp nhận kiểu sống “đói lòng ngồi gốc cây sung”.
Trái lại chị đã “đi khắp chốn tìm người tôi yêu”, đồng thời gạt bỏ những gì là
“mạo danh tình yêu”. Và khi đã đạt được tình yêu rồi thì chị sống với tất cả
chiều sâu thăm thẳm của trái tim:
“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
(Sóng)
Khác hẳn với những người
đàn bà “sống trong vương quốc của tình yêu mà không biết được biên giới của
vương quốc ấy”, Xuân Quỳnh là một phụ nữ không những có khát vọng mà còn có đủ
khả năng đi đến tận cùng biên giới và tận cùng đáy sâu của vương quốc tình yêu.
Phải chăng ở những điểm tận cùng đó mà những câu thơ tuyệt tác đã ra đời:
“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu
Ngày nào không gặp nhau
Biển dạt dào thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ”
Ai cũng nói thơ Xuân Quỳnh
ngày một hay hơn. Có một nghịch lí trong thơ chị. Đó là càng hạnh phúc thì lại
càng lo âu khắc khoải. Và càng lo âu khắc khoải thì lại càng đắm say, da diết.
Cũng vì tôn thờ tình yêu thái quá, có lúc Xuân Quỳnh đã có linh cảm chẳng lành
về hạnh phúc của mình. Thơ của chị ngày càng ám ảnh, nung đốt lòng người.
‘Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố’
(Thuyền và biển)
Tình yêu trong thơ Xuân
Quỳnh thật là nồng nàn, sâu sắc và đượm nỗi thoảng thốt lo âu, tất cả được diễn
đạt bằng một ngôn ngữ giản dị, trong sáng. Đó là thứ thơ đạt tới tầm cao của
nghệ thuật nhưng vẫn dễ hiểu với đông đảo quần chúng, vẫn có thể gây được những
niềm xúc động khác thường:
“Em trở về đúng nghĩa trái
tim em
Là máu thịt đời thường ai
chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuôc đời
không còn nữa
Nhưng biết yêu anh ngay cả
khi chết đi rồi”
Và rồi cái bất ngờ nhất
xảy ra với Xuân Quỳnh. Chị đã đột ngột từ giã chúng ta ra đi vĩnh viễn cùng với
chồng và con trong một tai nạn thảm thương, để lại biết bao thương tiếc cho tất
cả những ai yêu thơ chị, yêu kịch Lưu Quang Vũ.
Thế nhưng chính cái sự kết
thúc ấy đã khiến cho tình yêu mà chị tôn thờ trở thành bất tử, đã làm Xuân
Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh dường như càng đẹp ngời thêm lên bởi một vừng sáng kì
diệu của huyền thoại.
Tuy không sinh ra và lớn lên từ quê biển,
nhưng cảm xúc về “biển”, về “sóng”, về “thuyền” của Xuân Quỳnh thấm đẫm
chất triết lí nhân gian của người xứ biển, quyện lẫn chất trữ tình đậm chất
nhân văn của thời đại. Chất thơ trữ tình của Xuân Quỳnh đan quyện cái đắm đuối
của cảm xúc trẻ trung vừa đồng thời là niềm lo âu hạnh phúc của người đã qua
trải nghiệm, đem đến cho người đọc niềm cảm chân thành, sự lôi cuốn lãng mạn,
nóng hổi tình đời, tình người.
Xuân Quỳnh đã để lại cho
bạn đọc không ít những bài thơ giá trị như bài thơ “Sóng”, “Thuyền và biển”....
Đó là một phần hành trang của các bạn trẻ từ xưa đến nay. Cuộc đời có lẽ là qua
ngắn ngủi với một người tài năng như chị. Để hôm nay có những vần thơ đầy tiếc
thương.
Cuối
cùng cô chúc các em chăm ngoan học giỏi, đạt nhiều thành tích trong học tập. Chúc các thầy cô giáo có một tuần
làm việc thật vui vẽ.
Buổi
giới thiệu sách đến đây là kết thúc. Xin cám ơn các bạn đọc giả đã lắng nghe.