Bình đẳng giới đang là một vấn đề được đặc biệt quan tâm ở mọi quốc gia. Liên hợp quốc đã thống nhất quan điểm và thông qua Chương trình hành động giới, lồng ghép giới tại Hội nghị quốc tế về phụ nữ lần thứ tư năm 1995 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Ở Việt Nam, bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng được Đảng, Nhà nước ta đặt ra trong thời kỳ đổi mới. Để thực hiện được mục tiêu này, rất cần đến sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới là hết sức cần thiết.
Thực hiện theo Công văn số 2891/SGDĐT-CTrTT ngày 5/11/2019 của Sở GD&ĐT Quảng Bình về
việc triển khai Tháng hành động vì bình
đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2019; Công văn số
1018/KH-GDĐT ngày 22/11/2019 của Phòng
GD&ĐT Triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực
trên cơ sở giới ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2019; Sáng ngày 09/12/2019,
Trường THCS Xuân Thủy hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng,
chống bạo lực trên cơ sở giới đã tổ chức Lễ tuyên truyền Bình đẳng giới với chủ
đề: “Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”.
Tham gia lễ tuyên truyền có toàn thể CBGVNV
và 216 học sinh trường THCS Xuân Thủy.
.jpg)
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai
trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự
phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của
sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các
thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan
đến bản thân, gia đình và xã hội. Đó cũng chính là điều cô giáo Nguyễn Thị Hà –
TTCM, UV BCH Công đoàn muốn gửi gắm cho toàn thể học sinh, CBGVNV trong buổi
tuyên truyền.
Bình đẳng giới trong giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến
chất lượng nguồn nhân lực của tương lai. Khi mức độ bất bình đẳng giới trong
giáo dục giảm đi, tức là ở mỗi cấp đào tạo, tỷ lệ nữ so với nam tăng lên và khi
trình độ và nhận thức của phụ nữ trong gia đình được cải thiện, số lượng và
chất lượng đầu tư cho giáo dục đối với con cái sẽ được cải thiện trực tiếp
thông qua sự dạy dỗ của người mẹ cũng như khả năng thuyết phục hoặc quyền của
người mẹ trong việc đầu tư nhiều hơn cho giáo dục đối với con cái.
.jpg)
(Toàn cảnh buổi tuyên truyền
Bình đẳng giới)
Trong buổi lễ, các em học sinh cũng đã trao
đổi, giao lưu phát biểu những suy nghĩ của mình về Bình đẳng giới. Bước đầu các
em hiểu được rằng bình đẳng giới là sự đối xử công bằng giữa nam và nữ, là
không được coi thường phụ nữ, phải biết tôn trọng, bảo vệ và thương yêu những
bà, mẹ, chị, biết sẻ chia giúp đỡ những bạn nữ trong học tập và lao động. Đó cũng
là ý kiến của bạn Nguyễn Võ Minh Hùng – học sinh lớp 9A đại diện cho các bạn
học sinh nam phát biểu.
.png)
(Bạn Nguyễn Võ Minh Hùng –
học sinh lớp 9A phát biểu ý kiến)
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã
không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh
vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật
phòng chống bạo lực gia đình…mà trọng tâm là Luật bình đẳng giới và thông qua các
công ước quốc tế như công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ, công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em… nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều
được bảo vệ.
Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng
nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân
cư trong xã hội. Trên thực tế, thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình
thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền
quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công
việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên
chức” của phụ nữ. Hiện tượng bất bình đẳng vẫn phổ biến ở vùng cao, vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phụ nữ là lao động chính song lại không có tiếng
nói trong gia đình. Những người đàn ông thường giành thời gian cho việc làng,
việc nước, họ hàng, rồi rượu chè, các tệ nạn xã hội… nên gánh nặng gia đình
cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều dồn lên đôi vai người phụ nữ.
Để đẩy mạnh việc thực hiện bình đẳng trong
các gia đình: “Tháng hành động vì bình
đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2019” có chủ đề: “Chấm dứt bạo lực với phụ
nữ và trẻ em”, cô giáo Phạm Thị Vương – P.HT, CTCĐ
một lần nữa nhắc lại tầm quan trọng của bình đẳng giới. Chúng ta hãy cùng nhau
tuyên truyền để thực hiện tốt hơn bình đẳng giới với các thông điệp vô cùng ý
nghĩa:
- Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và
phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2019.
- Hưởng ứng ngày quốc tế xóa bỏ
bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2019.
- Bình đẳng giới là chìa khoá để chấm dứt bạo
lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Chủ động phòng ngừa và úng
phó vói bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.
- Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu
thương.
- Hãy hành động, đó có thể là
người thân của bạn.
- Hãy tố cáo hành vi bạo lực,
xâm hại phụ nữ và trẻ em.
- Phụ nữ và trẻ em gái hãy dũng cảm lên tiếng
khi bị xâm hại.
- Hãy hành động vì cộng đồng an
toàn, bình đẳng, không bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
- Hãy hành động để chấm dứt bạo
lực, xâm hại phụ nữ và trể em.
- Im lặng không phải là cách để
bạo vệ bản thân và nạn nhân bị xâm hại.
- Xâm hại phụ nữ, trẻ em là tội
ác nghiêm trọng.
- Pháp luật nghiêm trị mội hành
vi bạo lực vói phụ nữ và trẻ em.
- Phụ nữ và trẻ em hãy dũng cảm
lên tiếng khi bạo lực, xâm hại
- Hãy lên tiếng khi bị bạo
lực.Mọi người sẽ giúp bạn
Có thể nói, bình đẳng giới trong giáo dục, trong
gia đình có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy,
có một nhà giáo dục đã viết: Giáo dục một
người đàn ông, ta được một gia đình, giáo dục một người phụ nữ ta được cả một
thế hệ. Lợi ích trăm năm trồng người chính là xuất phát từ việc bình đẳng
giới.
Buổi tuyên truyền kết thúc nhưng đọng lại
trong mỗi CBGVNV và học sinh trường THCS Xuân Thủy bao lắng đọng. Chúng ta cùng
nhau thực hiện tốt bình đẳng giới, bởi: Bình đẳng giới là
hạnh phúc của mỗi gia đình, là nền tảng của xã hội văn minh.